Đây sẽ là biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt giữa hai địa phương nói riêng và hai nước Nga - Việt Nam nói chung, tăng cường tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới. Đặc biệt, cộng đồng người Việt Nam tại Ulianovsk đã và đang góp phần thúc đẩy mối bang giao này.
Sân bay Ulianovsk mang tên nhà sử học N.M.KaramzinThống đốc tỉnh Ulianovsk Aleksei Russkikh khẳng định, từ lâu, LB Nga có mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, chặt chẽ và nồng ấm với Việt Nam, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Còn Ulianovsk là tỉnh kết nghĩa với Nghệ An, quan hệ hai bên đã được thiết lập từ hơn 30 năm trước. Năm 2017 hai địa phương ký thỏa thuận hợp tác và mối quan hệ chuyển sang giai đoạn mới. Theo thỏa thuận này, trao đổi văn hóa giữa Ulianovsk và Nghệ An diễn ra thường xuyên hơn. Cũng chính vào năm 2017, tượng đài Hồ Chí Minh đã được dựng tại quảng trường, cạnh đại lộ mang tên Người ở quận Zasniazhsky, Ulianovsk, theo sáng kiến của cộng đồng người Việt tại đây - “Hội người Việt Nam đoàn kết” và nhận được sự ủng hộ to lớn của chính quyền sở tại cũng như tỉnh Nghệ An. Trường trung học số 76 nằm gần quảng trường đặt tượng Bác đã vinh dự được mang tên Hồ Chí Minh. Trường có sự giao lưu, hợp tác với trường chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An.
Tấm biển lớn ghi tên Ulianovsk/Simbirsk(tên cũ) được thành lập năm 1648, đặt ngay cửa ngõ từ sân bay vào thành phốTheo lời Thống đốc Aleksei, như ông biết, tại thành phố Vinh, Nghệ An cũng có con đường mang tên V.I.Lenin và một quảng trường được xây dựng để đặt tượng Người. Đây là món quà mà chính quyền Ulianovsk dành cho người dân quê Bác. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc chuyển giao tượng chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Hiện tại, chính quyền tỉnh Ulianovsk đang tích cực trao đổi với Nghệ An để hoàn tất.
Thống đốc tỉnh Ulianovsk-LB Nga Aleksei Russkikh trả lời phỏng vấnThống đốc Aleksei Russkikh bày tỏ hy vọng, mọi việc sẽ thuận lợi: “Chúng tôi hy vọng rằng, vào mùa thu này sẽ dựng tượng đài V.I.Lenin ở Nghệ An. Chúng tôi đã chuẩn bị xong tượng, hiện tại đang ở Nga và chờ chuyển về Việt Nam. Tôi hy vọng, mọi thứ sẽ suôn sẻ vào mùa thu, một phái đoàn lớn của chúng tôi sẽ đến gặp các bạn. Chúng tôi có điều cần thảo luận và quan tâm hợp tác với các bạn”.
Cầu Hoàng gia bắc qua sông VolgaTheo Thống đốc Aleksei, hiện tại, kim ngạch thương mại của địa phương với Việt Nam không lớn, nhưng ông thấy có nhiều triển vọng, nhất là trong bối cảnh Nga đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam. Ông liệt kê các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, chế tạo ô tô, vi điện tử. Theo ông, đây là những hướng cơ bản và chính quyền luôn tìm giải pháp cho các mối hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt, Ulianovsk quan tâm hợp tác với Việt Nam về du lịch. Ông tin rằng, quê hương Lenin có nhiều thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử hấp dẫn du khách Việt Nam:
“Nếu bạn đến Ulianovsk lần đầu, bạn nhất định phải xem sông Volga vĩ đại của Nga. Chúng tôi có thiên nhiên độc đáo, khu bảo tồn những ngọn núi Sengileevskie. Thêm nữa, Việt Nam đang trên đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi nghĩ rằng, du khách Việt Nam sẽ rất thích xem bảo tàng - khu tưởng niệm V.I.Lenin, bảo tàng - khu bảo tồn về V.I.Lenin, nhà V.I.Lenin- nơi Người đã sống”.
Về phần mình, theo lời ông, người Nga ngày càng thích các khu nghỉ dưỡng của Việt Nam. Do đó, ông tin rằng, người dân Ulianovsk cũng sẽ thích đi du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Một góc phố trung tâm Ulianovsk từ trên cao nhìn ra sông VolgaThống đốc Aleksei nhắc nhớ rằng, vào những năm 80 của thế kỷ trước, hàng nghìn người Việt Nam đã làm việc ở các nhà máy ô tô, may mặc của địa phương. Một bộ phận trong số họ đã lập nghiệp, gắn bó với mảnh đất này. Còn Hội người Việt Nam Đoàn Kết ở Ulianovsk được thành lập cách đây gần 20 năm, do ông Trịnh Văn Quế làm chủ tịch. Người đứng đầu Ulianovsk ghi nhận, Hội có nhiều giúp đỡ cho địa phương trong hợp tác với Nghệ An và với Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở đây giữ gìn truyền thống lịch sử, văn hóa, duy trì tiếng Việt, chung sống đoàn kết và có nhiều đóng góp cho sở tại.
Ông Lê Viết Thọ, Ủy viên Ban chấp hành Hội người Việt Nam Đoàn kết ở Ulianovsk cho biết, hiện ở đây có khoảng 500 người Việt đang sinh sống, làm ăn. Trước đây số lượng đông hơn, nhưng khoảng 1/3 đã về nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Người Việt ở đây chủ yếu kinh doanh quần áo, giày dép, một số ít làm nghề khác.
Nhà lưu niệm V.I.Lenin, nơi Người sống từ năm 1878 đến năm 1887, trên phố mang tên LeninÔng Thọ khẳng định, chính quyền rất quan tâm đến cộng đồng: “Nghệ An và Ulianvosk đã kết nghĩa, chính quyền rất tạo điều kiện cho bà con người Việt ở đây. Công tác của hội chủ yếu làm cầu nối cho hai tỉnh Nghệ An và Ulianovsk, giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết của hai địa phương. Các dịp lễ 19/5, 2/9, các ngày lễ truyền thống, hội đứng ra tổ chức dâng hoa tại tượng đài Bác. Bà con rất đoàn kết, chính quyền ủng hộ.”
Đại diện bà con trong cộng đồng người Việt tại Ulianovsk đặt hoa tại tượng đài BácMọi hoạt động của Hội đã được Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga và lãnh đạo hai tỉnh đánh giá rất tích cực, được Thủ tướng Chính phủ, Đại sứ quán, cũng như lãnh đạo tỉnh Nghệ an và Ulianovsk tặng bằng khen.
Ghé thăm hai khu chợ của thành phố, bà con đang kinh doanh ở đây đều cho biết, tình hình nhìn chung thuận lợi, ổn định do chính quyền quan tâm. Giá cả hàng hóa tuy có tăng hơn trước, người Nga thắt chặt chi tiêu, buôn bán chậm hơn, nhưng cộng đồng vẫn trụ được.
Bà con chụp ảnh lưu niệm.Ông Trịnh Văn Quế - Chủ tịch Hội người Việt Nam Đoàn kết tại Ulianovsk cho biết, ông đang tích cực liên hệ với tỉnh Nghệ An để triển khai dự án làng Việt - Nga, có sự phối hợp của tỉnh Ulianvosk. Khi dự án hoàn thành, các doanh nghiệp sẽ tham gia trưng bày, bán các sản phẩm của hai nước. Nghệ An và Ulianovsk đang tiếp tục vun đắp và mở rộng quan hệ hợp tác về thương mại, du lịch, đầu tư, sản xuất công nghiệp, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga. Nền tảng hợp tác với Liên xô/LB Nga mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, đang được chính quyền, nhân dân hai nước duy trì và phát triển./.
Nguồn tin: vov.vn
Ý kiến bạn đọc