Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phi chính phủ nước ngoài triển khai nhiệm vụ năm 2023

Thứ hai - 01/05/2023 05:20 159 0

Chiều 14/3, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban toàn quốc công tác phi chính phủ nước ngoài để tổng kết công tác năm 2022 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Hà Kim Ngọc – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Trần Khánh Thục – Giám đốc Sở Ngoại vụ chủ trì hội nghị.

 

Anh-tin-bai

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An

Đến nay có gần 400 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) được cấp phép đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Viện trợ PCPNN được triển khai trên 63 tỉnh/thành phố, trong tất cả các lĩnh vực từ y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường... đến xây dựng chính sách và thực thi pháp luật. Hầu hết các dự án đều phù hợp với nhu cầu, đạt hiệu quả. Các tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật; đóng góp tích cực cho Việt Nam trên mặt trận đối ngoại, lên tiếng ủng hộ Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn quốc tế.

Trong năm 2022, giá trị viện trợ tuy giảm nhưng đáng được ghi nhận, thể hiện sự chung tay, đồng lòng của các cơ quan, Bộ, ngành, tổ chức, đối tác và địa phương. Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN và các cơ quan đã phối hợp, hỗ trợ tốt cho các cơ quan, đối tác Việt Nam, các tổ chức PCPNN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, trong thời gian qua có nhiều thay đổi tích cực, nhiều điểm mới, nổi bật trong triển khai từng mảng nhiệm vụ của các cơ quan trong Ủy ban nhất là công tác quản lý, công tác vận động.

Dự báo trong năm 2023, tình hình thế giới sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ bất ổn gia tăng, nhiều vấn đề vượt ngoài dự báo như: Dịch COVID-19, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt; xung đột Nga – Ukraine tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị, an ninh, kinh tế toàn cầu... sẽ ảnh hưởng tới chính sách viện trợ và nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN.

Về định hướng hoạt động trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt các chỉ đạo của Đảng về công tác PCPNN, Nghị định 58/NĐ-CP ngày 31/8/2022 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN.
Đồng thời tăng cường phối hợp giữa Trung ương với địa phương, giữa các cơ quan; tăng cường vận động nguồn lực cùng với vận động sự ủng hộ của các tổ chức PCPNNĐa dạng hình thức trao đổi, hợp tác với các tổ chức PCPNN; cụ thể hóa các mục tiêu bám sát các định hướng, ưu tiên để triển khai thực hiện.

Tại Nghệ An, trong năm 2022, có khoảng 60 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động, với 19 dự án và 07 phi dự án đang được triển khai với tổng số vốn cam kết viện trợ là 4.169.041 USD, bằng 94,57% so với cùng kỳ năm 2021; giải ngân thực tế đạt 87,13% so với kế hoạch năm 2022. Các khoản viện trợ PCPNN được triển khai tại Nghệ An chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi nghèo, khó khăn như huyện Con Cuông, Quế Phong, Thanh Chương, Anh Sơn... Nguồn viện trợ phi chính phủ đã góp phần nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo vệ môi trường, phát triển sinh kế, nâng cao chất lượng dạy và học... Tuy nhiên, giá trị viện trợ của các dự án khá nhỏ nên hiệu quả mang lại chưa cao.

 Phan Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây