Bài thơ “Campo di Fiori” của Czesław Miłosz

Thứ năm - 17/10/2024 22:59 263 0
Bài thơ “Campo di Fiori” của Czesław Miłosz
Bài thơ “Campo di Fiori” của Czesław Miłosz
                                                   Hoàng Xuân Thường
                            Hội Hữu nghị Việt Nam – Ba Lan tỉnh Nghệ An

Bài này đã được đăng trên tạp chí “Nhà văn &Cuộc sống”, bản điện tử nhavanvacuocsong.net, ngày 10/10/2024 và được trang Facebook của Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội chia sẻ và giới thiệu vào ngày 11/10/2024.
 
1. Giới thiệu về Czesław Miłosz
Czesław Miłosz nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học sinh ngày 30 tháng 06 năm 1911 tại Litva trong một gia đình gốc Ba Lan, có bố là ông Aleksander Miłosz và mẹ là bà Weronika Miłoszowa. Biết mình có năng khiếu văn học nhưng Czesław Miłosz đã chọn học ngành luật tại Đại học Tổng hợp Stefan Batory và nhận bằng cử nhân Luật năm 1934. Trong chiến tranh thế giới 2 ông sống và hoạt động trong nhóm kháng chiến chống Đức quốc xã tại Warszava. Sau chiến tranh, từ năm 1951 Czesław Miłosz sống ở Pháp và năm 1960 ông sang Mỹ, trở thành Giáo sư ngôn ngữ và văn học Slavơ Đại học California tại Berkeley.  
Czesław Miłosz được trao giải thưởng Văn học quốc tế Neustadt (1978) và giải Nobel về Văn học (1980). Ông được đánh giá là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thế giới thế kỷ 20. Ghi nhận công trạng của ông trong việc định hình văn học, ngôn ngữ, sự độc lập về trí tuệ và sự cởi mở về văn hóa Ba Lan, Thượng nghị viện Quốc hội Ba Lan khóa X đã ra Quyết định số 1089 ngày 5/9/2023 xác nhận năm 2024 là Năm Czesław Miłosz, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông (14/08/2004-14/08/2024).

Bài thơ  Campo di Fiori được Miłosz sáng tác vào năm 1943, trong đó nhà thơ đề cập đến cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warszava. Campo di Fiori tiếng Italia có nghĩa là “cánh đồng hoa”. Tuy nhiên ở đây cụm từ này đề cập đến một quảng trường và một tượng đài. Quảng trường được bao quanh bởi khu chợ bán trái cây, hải sản và hoa. Đây là bài thơ về Thế chiến thế giới thứ hai và nạn diệt chủng  Holocaust. Miłosz đề cập đến hai hình ảnh. Đầu tiên là hình ảnh quảng trường La Mã Campo di Fiori - nơi nhà triết học Giordano Bruno (1548-1600) bị hỏa thiêu vì ông công bố phát hiện  trái với quan điểm của Giáo hội La Mã lúc bấy giờ. Hình ảnh thứ  hai là quang cảnh khu vòng quay ngựa gỗ bên cạnh khu ổ chuột Warszava đang bốc cháy vào năm 1943.
Bài thơ đưa ra hai cảnh dường như không có điểm chung. Tuy nhiên, trên thực tế, hai tình huống trữ tình này có một điểm chung: sự thờ ơ của con người. Chủ đề trữ tình cho thấy cuộc sống vẫn tiếp diễn như thế nào bất chấp bi kịch mà người khác phải trải qua. Ngay sau khi Bruno bị hành quyết, cuộc sống của người La Mã nhanh chóng trở lại bình thường, coi như không có gì xảy ra: “Tên đao phủ vừa dập tắt ngọn lửa giàn thiêu/ Trong đám đông những người tò mò./ Và ngay khi ngọn lửa vừa tắt,/ Các quán rượu đã đầy người trở lại”. Ở cảnh thứ hai có một khu ổ chuột đang cháy, trong đó người Do Thái bị giết sau khi bị khuất phục sau hành động nổi loạn tuyệt vọng của họ, cách đó không xa là những người tận hưởng buổi tối thanh bình tại khu vòng quay ngựa gỗ.
Như một kết luận về sự thờ ơ và thiếu tính đoàn kết: “Ai đó có thể giảng đạo đức,/ Rằng người Varsava hay người La Mã/ Kinh doanh, giải trí, yêu đương/ Đi qua giàn thiêu liệt sĩ./ Ai đó giảng thêm đạo đức/ Về những người đã đi qua/ Mà quên đi những gì lớn lên,/ Trước khi ngọn lửa tắt”. Tuy nhiên nhà thơ muốn lưu ý đến một khía cạnh khác của vấn đề:  “Tuy nhiên tôi đã nghĩ/ Về nỗi cô đơn đang chết”. Sự cô đơn của Bruno không phải ở việc ông bị mọi người từ chối và bị coi là kẻ dị giáo, mà là ở việc ông không thể giao tiếp với bất cứ ai: “Ông không thể tìm trong ngôn ngữ loài người/ Một từ nào cả/ Để nói lời tạm biệt với nhân loại còn sống”. Giordano Bruno được thể hiện như một người bị ngăn cách với môi trường xung quanh bởi thời đại trong đó mọi người tồn tại khác nhau xa. Điều này được nhấn mạnh trong bài thơ bởi sự đối lập giữa độ dài của “thế kỷ” và sự ngắn ngủi của “khoảnh khắc”: “Và ông ấy xa cách họ,/ Đã hàng thế kỷ nay rồi/Và họ đã đợi khoảnh khắc/ Ông đi lên giàn thiêu”. Tác giả dự báo về một Campo di Fiori trong tương lai và vai trò dẫn dắt của nhà thơ: “Cho đến khi mọi thứ trở thành huyền thoại/ Và rồi sau nhiều năm/ Tại Campo di Fiori mới/ Lời nói của nhà thơ sẽ châm ngòi cho một cuộc nổi dậy”.

2. Bài thơ Campo di Fiori
2.1. Bản dịch bài thơ

Czesław Miłosz
Campo di Fiori
Tại Campo di Fiori thành Roma
Những giỏ ô liu, chanh,
Mặt đường được rưới rượu
Và những mảnh gãy hoa.
Hải sản một màu hồng
Được bày bán trên bàn,
Những chùm nho sẫm màu
Trên lông những quả đào.

Nơi đây, tại chính quảng trường này
Giordano Bruno đã bị thiêu cháy,
Tên đao phủ vừa dập tắt ngọn lửa giàn thiêu
Trong đám đông những người tò mò.
Và ngay khi ngọn lửa vừa tắt,
Các quán rượu đã đầy người trở lại,
Những giỏ ô liu và chanh
Người ta đội hàng trên đầu.

Tôi đã nhớ đến Campo di Fiori
Warszava tại vòng quay ngựa gỗ,
Vào một buổi tối mùa xuân trong trẻo,
Với âm thanh nhạc sống,
Những loạt súng bắn trong khu ổ chuột
Có giai điệu sống động
Và các cặp đôi đã bay lên
Cao trên bầu trời quang đãng.

Đôi khi gió từ những ngôi nhà cháy
Mang theo những cánh diều đen,
Họ bắt những mảnh vụn trong không khí
Cưỡi trên ngựa gỗ quay vòng.
Đã thổi tung váy các cô gái
Cơn gió từ những ngôi nhà đang cháy,
Đám đông vui vẻ cười vang
Vào một ngày chủ nhật đẹp trời ở Warszava.

Ai đó có thể giảng đạo đức,
Rằng người Warszava hay người La Mã
Kinh doanh, giải trí, yêu đương
Đi qua giàn thiêu liệt sĩ.
Ai đó sẽ rút ra kết luận
Về những người đã đi qua
Mà quên đi những gì lớn lên,
Trước khi ngọn lửa tắt.

Tuy nhiên tôi đã nghĩ
Về nỗi cô đơn đang chết.
Về điều khi Giordano
Bước lên giàn thiêu
Ông không thể tìm trong ngôn ngữ loài người
Một từ nào cả
Để nói lời tạm biệt với nhân loại còn sống.

Họ đã chạy đi uống rượu,
Bán sao biển trắng,
Những giỏ ô liu và chanh
Họ mang đi trong khi trò chuyện vui vẻ.
Và ông ấy xa cách họ,
Đã hàng thế kỷ nay rồi
Và họ đã đợi khoảnh khắc
Ông đi lên giàn thiêu.

Và những người đang chết, cô đơn,
Đã bị thế giới lãng quên,
Ngôn ngữ của chúng ta đã trở nên xa lạ với họ
Giống như ngôn ngữ của hành tinh cổ đại.
Cho đến khi mọi thứ trở thành huyền thoại
Và rồi sau nhiều năm
Tại Campo di Fiori mới
Lời nhà thơ sẽ châm ngòi cho một cuộc nổi dậy.

Varsava, 1943
Hoàng Xuân Thường chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Ba Lan

Ảnh: Czesław Miłosz (1911-2004)

2.2. Bài thơ nguyên bản tiếng Ba Lan
Czesław Miłosz
Campo dei Fiori

W Rzymie na Campo di Fiori
Kosze oliwek i cytryn,
Bruk opryskany winem
I odłamkami kwiatów.
Różowe owoce morza
Sypią na stoły przekupnie,
Naręcza ciemnych winogron
Padają na puch brzoskwini.

Tu na tym właśnie placu
Spalono Giordana Bruna,
Kat płomień stosu zażegnął
W kole ciekawej gawiedzi.
A ledwo płomień przygasnął,
Znów pełne były tawerny,
Kosze oliwek i cytryn
Nieśli przekupnie na głowach.

Wspomniałem Campo di Fiori
W Warszawie przy karuzeli,
W pogodny wieczór wiosenny,
Przy dźwiękach skocznej muzyki.
Salwy za murem getta
Głuszyła skoczna melodia
I wzlatywały pary
Wysoko w pogodne niebo.

Czasem wiatr z domów płonących
Przynosił czarne latawce,
Łapali skrawki w powietrzu
Jadący na karuzeli.
Rozwiewał suknie dziewczynom
Ten wiatr od domów płonących,
Śmiały się tłumy wesołe
W czas pięknej warszawskiej niedzieli.

Morał ktoś może wyczyta,
Że lud warszawski czy rzymski
Handluje, bawi się, kocha
Mijając męczeńskie stosy.Inny ktoś morał wyczyta
O rzeczy ludzkich mijaniu,
O zapomnieniu, co rośnie,
Nim jeszcze płomień przygasnął.

Ja jednak wtedy myślałem
O samotności ginących.
O tym, że kiedy Giordano
Wstępował na rusztowanie,
Nie znalazł w ludzkim języku
Ani jednego wyrazu,
Aby nim ludzkość pożegnać,
Tę ludzkość, która zostaje.

Już biegli wychylać wino,
Sprzedawać białe rozgwiazdy,
Kosze oliwek i cytryn
Nieśli w wesołym gwarze.
I był już od nich odległy,
Jakby minęły wieki,
A oni chwilę czekali
Na jego odlot w pożarze.

I ci ginący, samotni,
Już zapomniani od świata,
Język nasz stał się im obcy
Jak język dawnej planety.
Aż wszystko będzie legendą
I wtedy po wielu latach
Na nowym Campo di Fiori
Bunt wznieci słowo poety.

Warszawa, 1943

Thông tin về dịch giả:
Họ và tên thật: Hoàng Xuân Thường
Nguyên Giảng viên chính Đại học SPKT Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây